Phát triển tay robot là nòng cốt của nền sản xuất 4.0, thời đại mà robot sẽ thay thế không chỉ sức lao động mà còn thay thế cả sự khéo léo, làm việc có tổ chức, có sáng tạo, học hỏi của con người. Tất nhiên, với một sản phẩm phức tạp như tay robot, không dễ để các quốc gia có nền công nghệ còn lạc hậu có thể chế tạo và thương mại hóa được. Hãy cùng Hai Tấn điểm danh 10 công ty lớn nhất được sắp xếp theo tiêu chí doanh số và số lượng tay robot bán ra nhé!
Nhật Bản là vẫn luôn là cường quốc về công nghệ mặc dù kinh tế không còn mạnh mẽ như trước. Điều đó thể hiện được số lượng công ty Nhật trong danh sách này.
Vị trí số 1: Yaskawa (Nhật Bản)
- Công ty cơ điện của Nhật.
- Mạnh về Robot hàn ghép, lắp ráp trong nghành ô tô.
- Tổng số lượng Robot đã bán: hơn 300.000 sản phẩm (mỗi năm xuất xưởng hơn 20.000 tay).
- Doanh số bán hàng: 150 tỷ Yên.
- Những năm gần đây, tay Yaskawa đã xuất hiện khá nhiều ở thị trường Việt Nam. Hiện nay, họ đã có công ty và các văn phòng đại diện ở TP. HCM, Hà Nội và Bắc Ninh.
- Website: http://yaskawavn.com/

Vị trí số 2: ABB (Thụy Sĩ)
- Tập đoàn đa nghành nghề (năng lượng, công nghiệp nặng, cơ điện…)
- Có hơn 40 kinh nghiệm trong nghành sản xuất Robot.
- Chủ yếu cung cấp Robot trong nghành sản xuất ô tô. Các khách hàng chính như BMW, Volkswagen…
- Tổng số lượng Robot đã bán: 300.000 sản phẩm
- Doanh số bán hàng: 35 tỷ USD
- Thương hiệu này thì không lạ gì với giới sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Nhà máy ô tô Vinfast ở Hải Phòng sử dụng hơn 1.200 tay máy của ABB. Hiện nay, ABB đã có văn phòng đại diện ở Việt Nam.
- Tuy ở vị trí số 2, nhưng theo quan sát của Hai Tấn, ABB đang phát triển rất mạnh mẽ nhờ sự đầu tư khá lớn vào R&D. Những sản phẩm mới nhất có đầy sự sáng tạo của ABB như robot 2 tay Yumi hoặc cobot ABB đã và đang dẫn đầu xu thế phát triển của thế giới robot. Hai Tấn tin rằng, trong tương lai gần, ABB có khả năng chiếm lĩnh vị trí số 1 thế giới.
- Website: https://new.abb.com/vn/about/abb-in-vietnam

Vị trí số 3: FANUC (Nhật Bản)
- Công ty này nổi tiếng trong lĩnh vực Robot và Hệ thống điều khiển tự động (Hơn 50% hệ thống điều khiển máy CNC sử dụng hệ FANUC).
- Mạnh trong các ngành liên quan đến ô tô, Hàng không, Vũ trụ.
- Tổng số lượng Robot đã bán: 250.000 sản phẩm
- Doanh số bán hàng: 620 tỷ Yên
- Nhắc tới Fanuc thì dân kỹ thuật Việt Nam thường nghĩ tới máy CNC và hệ điều hành cùng tên. Tuy nhiên, tay robot của hãng này cũng khá phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, tay máy của Fanuc xuất hiện khá hạn chế.
- Website: https://www.fanuc.com/

Vị trí số 4: Kuka (Đức – Trung Quôc)
- Công ty chế tạo Robot có trụ sở tại Đức.
- Bắt đầu chế tạo Robot từ 1973 cho nghành công nghiệp ô tô, hóa chất, luyện kim.
- Do sự lao dốc của thị trường Robot tự động vào 2016, Kuka đã bị thu mua bởi tập đoàn Midea (Trung Quốc)
- Tổng số lượng Robot đã bán: 250.000
- Doanh số bán hàng: 2.900.000.000 EURO
- Tuy đã về tay người Tàu, nhưng Hai Tấn vẫn nhận ra chất Đức trong từng sản phẩm của Kuka. Hiện nay, Kuka cũng không kém cạnh ABB, đã và đang đầu tư khá nhiều vào R&D nhằm cho ra các sản phẩm mới, có tính sáng tạo, khả năng vượt trội mang tính dẫn dắt. Hai Tấn khá ấn tượng với cobot của Kuka.
- Website: https://www.kuka.com/

Vị trí số 5: Kawasaki (Nhật Bản)
- Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki, một công ty sản xuất đủ thứ, từ máy bay, tên lửa, tàu điện, tàu thủy đến xe máy; và sản xuất Robot công nghiệp nữa.
- Có kinh nghiêm sản xuất Robot công nghiệp trên 45 năm.
- Tổng số lượng Robot đã bán: 120.000
- Tuy thành tích khá ấn tượng nhưng Hai Tấn không thật sự ấn tượng với sản phẩm của hãng này. Ở Việt Nam, chúng ta cũng thấy rất ít sản phẩm của hãng xuất hiện.
- Website: https://robotics.kawasaki.com/

Vị trí số 6: Nachi-Fujikoshi (Nhật Bản)
- Một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực Robot, bắt đầu sản xuất Robot từ những năm 1969.
- Dẫn đầu trong lĩnh vực Robot sản xuất ô tô, luyện kim.
- Website: https://www.nachi-fujikoshi.co.jp/eng/rob/index.html

Vị trí số 7: Epson (Nhật Bản)
- Epson không chỉ là một Công ty chế tạo máy in và đồng hồ (Seiko Epson là chung một công ty) mà còn chế tạo cả Robot công nghiệp.
- Lĩnh vực sản xuất Robot của Epson bắt nguồn từ việc tự động hóa dây chuyền sản xuất đồng hồ. Rất mạnh trong lĩnh vực Robot cỡ nhỏ, siêu chính xác và tốc độ cao.
- Tổng số lượng Robot đã bán: 45.000
- Website: https://epson.com/industrial-robots-factory-automation

Vị trí số 8: Stäubli (Thụy Sĩ)
- Stäubli là một Công ty chế tạo máy của Thụy Sĩ, tham gia vào lĩnh vực sản xuất Robot từ năm 1982.
- Bản thân công ty có thế mạnh trong ngành máy móc dệt và vải sợi nên các loại robot phục vụ ngành này rất mạnh.
- Đặt biệt là các loại Robot 4, 6 trục.
- Website: https://www.staubli.com/en/robotics/

Vị trí số 9: Comau (Italia)
- Công ty đa quốc gia có trụ sở chính đặt tại Italia.
- Chuyên về Robot trong lĩnh vực hàn ghép (hàn laser..)
- Tổng số lượng Robot đã bán: 32.000
- Website: https://www.comau.com/

Vị trí số 10: Omron (Nhật Bản) tiền thân là Adept Technology Inc (USA)
- Thành lập năm 1983 tại California
- Có thế mạnh trong lĩnh vực Robot dựa trên công nghệ nhận dạng hình ảnh.
- Năm 2015 đã bị thâu tóm bởi Omron (Nhật Bản).
- Tổng số lượng Robot đã bán: 30.000
- Doanh số bán hàng: 54.000.000 USD
- Website: https://web.omron-ap.com/hq/collaborativerobot-overview/

Hai Tấn hi vọng một ngày nào đó, một thương hiệu của Việt Nam có thể tiếp cận top 100. Ước mơ miễn phí phải không các bạn!